Kiểm Định Thang Máy
HC: Ms. Như
Tel: 0937173232
Mail: nhu.kiemdinhat@gmail.com
Thang máy điện (Electric lifts): thiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng, di chuyển theo các ray dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 150 so với phương thẳng đứng
Kiểm định thang máy gồm những hình thức nào?
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu (First testing)
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ (Periodic testing)
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường (Irregular testing)
Áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các thang máy dẫn động điện loại I, II, III, IV phân loại theo TCVN 7628 : 2007P
1. Quy trình kiểm định thang máy
Khi kiểm định phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải;
- Các hình thức thử tải - Phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu qui định và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
2. Thiết bị, dụng cụ để phục vụ kiểm định thang máy
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thang máy điện phải phù hợp và phải được kiềm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:
- Thiết bị đo điện trở cách điện;
- Thiết bị đo điện trở tiếp đất;
- Thiết bị đo dòng điện;
- Thiết bị đo hiệu điện thế;
- Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay;
- Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: Đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở;
- Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
- Thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác (nếu cần): thiết bị kiểm tra chất lượng cáp thép.
3. Thời hạn kiểm định thang máy
Thời hạn kiểm định thang máy
Tùy thuộc vào thời gian thang máy đã qua sử dụng bao nhiêu lâu và chế độ làm việc, tình trạng hiên tại của thang máy
4. Tài liệu tham khảo
- TCVN 6395-2008: Thang máy điện- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt .
- TCVN 6904-2001: Thang máy điện- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 6396-1998: Thang máy thuỷ lực- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 6905-2001: Thang máy thuỷ lực- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
- TCVN 7628-2007: Thang máy - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng?
- TCVN 5867 : 1995: Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng yêu cầu an toàn.
- TCVN 6397-1998: Thang cuốn và băng chở người- Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
- TCVN 6906-2001: Thang cuốn và băng chở người- Phương pháp thử, các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt;
- Có thể kiểm định theo một tiêu chuẩn khác theo đề nghị của cơ sở sử dụng, hay cơ sở chế tạo, nhưng tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu qui định trong các Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN).